Việt nam tự điển - từ điển Vũ Chất |
Cuốn Việt-nam Tự-điển tôi sưu tầm được cách nay
đã khá lâu, khoảng 4 năm. Lúc đó tôi đã nghe nói nội dung sách có vấn
đề, gây tranh cãi. Tuy nhiên, tôi không để ý lời đồn lắm vì xác định mua
về để bổ sung vào bộ những từ điển khổ nhỏ bỏ túi.
Cuốn
sách tôi có được in năm 73. Thông tin báo chí tầm nguyên thời điểm ban
đầu xuất bản từ năm 71, tuy nhiên tôi chưa có dịp may trông thấy bản năm
in năm 71.
Hay phải chăng vì người ta chỉ chụp bìa
trước mà không chụp bìa sau và cố tình chọn một bản năm 71 - là bản
không có thực để làm dẫn chứng, vì bản in năm 74 có thông tin bìa sau
như sau:
Nhà xuất bản Hồng-Dân
Giấy phép (xuất bản) số: 5032 PTUDV/KSALP/TP ngày 29-11-1973
Nhà in Huỳnh Văn 316 Bến Chương Dương.
Số in 2.000
Phát hành ngày 25-12-1973
Việt nam tự điển - từ điển Vũ Chất |
Theo
đó cuốn sách này chắc chắn được in dưới thời chế độ Việt Nam Cộng hòa
năm 73, tại Sài gòn, do nhà Hồng Dân phụ trách xuất bản hoặc phát hành.
Giấy phép do Phủ Tổng Ủy Dân Vận cấp. Chữ viết tắt KSAL/TP theo thiển ý
của tôi có lẽ là phòng/ban Kiểm Soát Ấn Loát phẩm/Tổng Phủ.
Vậy theo tôi suy diễn
thông tin tầm nguyên cuốn sách này in lần đầu năm 71 có thể chỉ là cách
đánh lạc hướng vì không muốn nhắc đến những thông tin tế nhị về nguồn
gốc sách như trên.
Việt nam tự điển - từ điển Vũ Chất |
Ở bài
viết này tôi không cố công tìm hiểu tác giả Vũ Chất (VC) là ai vì có rất
nhiều khả năng. Đồng thời các nhà xuất bản, nhà phát hành, nhà in trước
75 tại Saigon nhiều không đếm kiểm nổi, không thể biết được nhà này,
nhà nọ do ai chính thức chủ nhiệm. Cũng vậy, có bài phân tích ông Vũ Chất là sản
phẩm của "xã hội hóa" ngành xuất bản, là do cao trào "liên kết xuất
bản" những năm sau 75 theo tôi không phải vì bản in đầu vào những năm 71-74 trước cả thời
điểm có các "phong trào" trên.
Chúng ta cùng tìm hiểu
xem vì sao trong cuốn từ điển này có nhiều từ được giải nghĩa "thảm
họa" - tôi tạm dùng từ của báo chí phê phán, như vậy.
Đầu
tiên tôi lấy cơ sở so sánh cuốn nầy với hai cuốn Việt-nam Tự-điển của
Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ (nxb Khai trí, 1970, ở đây tôi viết tắt là
VNTD) và Tự-điển Việt-nam của ban Tu thư Khai trí (nxb Khai Trí, 1971,
TTKT). Sở dĩ tôi sử dụng cơ sở hai cuốn này vì sách được in cùng thời
với cuốn của TGVC, đồng thời đây là các từ điển uy tín. Cuốn Tự-điển
Việt-nam của ban Tu thư Khai trí còn có thể coi là anh cả của thể loại
từ điển khổ nhỏ, bỏ túi.
Đầu tiên, từ "bồ bịch" được TGVC giải thích: là bạn bè thân thích.
VNTD:
dt. (thực) Bồ rất thân với mình, như tay mặt tay trái: Bồ bịch của tôi
đa! (từ Bồ được chú là: dt. Bè, bạn thân, tay không ăn thua trong một
sòng bạc: Bắt bồ, cặp bồ)
TTKT: dt. Bồ và bịch. Lóng. Bạn bè: chúng bồ bịch với nhau.
Hai
cuốn từ điển tôi so sánh không có nghĩa Bồ bịch như cách hiểu bây giờ
để trỏ về mối quan hệ "ngoài luồng" với quan hệ vợ chồng.
Vậy TGVC đâu có sai khi giải thích từ "Bồ bịch" như đã dẫn.
Vậy TGVC đâu có sai khi giải thích từ "Bồ bịch" như đã dẫn.
2.Đồn trưởng là trưởng đồn
VNTD: không giải thích từ ghép này mà chỉ giải thích từng từ đơn
TTKT: dt. Trưởng đồn, người đứng đầu một đồn
3.Lâu đài: dt. lầu và đền đài
3.Lâu đài: dt. lầu và đền đài
VNTD: dt. Đền đài,lầu đài, tiếng gọi chung nhà lầu to tát nguy nga
TTKT: dt. Dinh thực to lớn, sang trọng
4. Thơ ngây là ngây thơ
4. Thơ ngây là ngây thơ
VNTD: không có giải nghĩa từ này
TTKT: Nht. Ngây thơ (Ngây thơ: tt. Thơ dại, còn quá trẻ)
5. Cào cấu: vừa cào vừa cấu
5. Cào cấu: vừa cào vừa cấu
VNTD: đt. Vơ vét, xin hoặc lấy ngang tiền bạc hoặc đồ vật của người nhà để xài riêng: Có bao nhiêu nó đều cào cấu cả.
TTKT: đt: Cào và cấu
6. Nắn bóp: nắn và bóp
6. Nắn bóp: nắn và bóp
VNTD: nắn bópTTKT: không có giải nghĩa từ này
Dường như TGVC ngoài việc chọn một nghĩa để giải thích từ, còn "sáng tạo" bằng cách đảo nghịch từ để giải nghĩa hoặc chế ra nghĩa mới.
Chúng ta có lẽ không cần chê trách quá về việc TGVC có mặt trên thị trường sách làm cho việc định nghĩa từ bị méo mó, hiểu lầm. Sách cũng là một mặt hàng, mà đã là hàng hóa thì không khỏi tránh được sản phẩm lỗi, hỏng. Ở đây các cơ quan kiểm duyệt in ấn đã không làm tốt vai trò của mình. Về phía người đọc hoặc các bậc phụ huynh, giống như một người tiêu dùng thông minh, cần chọn cho mình cuốn từ điển của những nhà xuất bản có uy tín, chuyên làm từ điển. Và một điều nữa cần lưu tâm, cái gì nhỏ gọn cũng chỉ được tạo ra nhằm mục đích sử dụng trong những điều kiện hạn chế. Từ điển dành cho học sinh, sinh viên tốt nhất là những từ điển đầy đủ, khổ lớn, không nên vì cái tiện dụng di động hoặc bỏ vừa túi xách mà bỏ qua từ điển lớn với việc giải nghĩa đầy đủ, đem lại kiến thức chuẩn tắc, hoàn thiện và hàn lâm cần thiết cho lứa tuổi đang cắp sách đến trường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét