Bốn mươi - Mặc Đỗ (Quan điểm - 1956 hay 1957?) |
Giữ lấy đức tin bền vững em ơi. Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời. Làm một bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao người.
(Hoàng Việt)
Một dịch giả khi viết tiểu thuyết thì sẽ như thế nào. Có thể rất tệ hoặc rất không tệ. Chúng ta hãy đến với trường hợp thứ hai.
***
Có một điều, tôi chưa có dịp kiểm chứng, cuốn Bốn mươi in năm 56 hay 57.
Điều nữa, có ý kiến cho rằng "Để luyện văn phong, người trai (Mặc Đỗ) chọn phương pháp đúng nhất là dịch văn ngoại ra Việt văn. Kỹ thuật viết của những tác giả truyện đã dịch đã giúp khá nhiều cho việc hoàn thiện những cấu trúc cho truyện dài dự định sẽ viết.". Tôi cũng chưa có dịp kiểm chứng đây là tự nhận của Mặc Đỗ, hay một ai khác nhận định. Nếu là nhận định của ngoài Mặc Đỗ, thì cần phải xem lại bởi vì Mặc Đỗ đã khởi đầu với tiểu thuyết Bốn mươi của chính ông viết. Còn các dịch phẩm sau này mới xuất hiện. Xét trong năm 56 - 57 khi tiểu thuyết Bốn mươi ra đời, Mặc Đỗ mới có hai dịch phẩm là Lão ngư ông và biển cả của Ernest Hemingway (Quan Điểm 1956) và Con người hào hoa của F.Scott Fitzgerald (Quan Điểm 1956). Hay là, hầu hết các dịch phẩm đã ở dạng draft và chỉ chính thức "bung lụa" sau năm 57.
(còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét