Saigon choai choai - Trường Kỳ |
"Xưa Chúa Gésu đã phán rằng: "Hãy thương yêu trẻ con vì nước thiên đàng là của chúng". Dù sao chăng nữa đối với quý cô quý cậu choai choai anh cũng triều mến và thương yêu ra rít để sau này còn dựa hơi các cô các cậu mà lên thiên đàng chứ: Nhớ cho anh quá giang với nhé!".
Tác giả Trường Kỳ viết một phóng sự dài về những bạn trẻ những năm 60 70 tại Saigon. Khi đó họ ở lứa tuổi dưới đôi mươi. Trường Kỳ gọi họ là những bạn choai choai với lối sống Hippy kiểu Saigon.
Đóng vai một người anh, Trường Kỳ muốn vẽ nên một toàn cảnh ăn chơi, nhảy nhót, hút hít, trộm cắp của những bạn trẻ mà nguyên nhân sâu xa đẩy họ va vào cuộc sống ấy chính là vì chiến tranh.
Giọng văn của Trường Kỳ không lên gân lên cốt, không bề trên, không ra chiều răn dạy. Trái lại ông dùng ngôn ngữ Hippy Saigon, sống kiểu Hippy Saigon để hòa nhập vào đời sống của lũ choai choai. Từ đó người đọc tự rút ra những bài học, những thức tỉnh cho riêng mình, những xét lại lối cư xử với con em mình, để giúp bản thân và lứa con em tránh được lỗi lầm. Trên hết, Trường Kỳ giành một tấm lòng trìu mến cho thế hệ trẻ. Phía sau trang viết là một khẩu hiệu quen thuộc trước 75: "ngày nay vun trồng, ngày sau cậy trông". Ông viết: "Xưa Chúa Gésu đã phán rằng: "Hãy thương yêu trẻ con vì nước thiên đàng là của chúng". Dù sao chăng nữa đối với quý cô quý cậu choai choai anh cũng triều mến và thương yêu ra rít để sau này còn dựa hơi các cô các cậu mà lên thiên đàng chứ: Nhớ cho anh quá giang với nhé!".
Theo Wikipedia:
Trường Kỳ (1946 - 2009) là một nhạc sĩ Việt Nam, là một trong những người tiên phong khai sinh phong trào nhạc trẻ Sài Gòn trước năm 1975 và là nhà biên khảo về tân nhạc Việt Nam. Cùng với Tùng Giang, Nam Lộc, ông được mệnh danh là vua nhạc trẻ từ những thập niên 60 và 70 tại miền Nam Việt Nam. Ông cũng là người viết tiểu thuyết, tiểu thuyết "Tuổi choai choai" của ông đã được dựng thành phim "Vết chân hoang". Những năm cuối đời, ông cộng tác với Đài VOA trong chương trình "Nghệ sĩ và đời sống", chương trình phát thanh hàng tuần vào khuya thứ bảy về âm nhạc Việt và đời sống nghệ sĩ.
(Giờ đây ta có thể đính chính cho Wikipedia, tên chính xác tác phẩm của Trường Kỳ là "Sài gòn choai choai" và dường như gọi đó là tiểu thuyết thì chưa đúng lắm, đó phần nhiều là phóng sự)
Đóng vai một người anh, Trường Kỳ muốn vẽ nên một toàn cảnh ăn chơi, nhảy nhót, hút hít, trộm cắp của những bạn trẻ mà nguyên nhân sâu xa đẩy họ va vào cuộc sống ấy chính là vì chiến tranh.
Giọng văn của Trường Kỳ không lên gân lên cốt, không bề trên, không ra chiều răn dạy. Trái lại ông dùng ngôn ngữ Hippy Saigon, sống kiểu Hippy Saigon để hòa nhập vào đời sống của lũ choai choai. Từ đó người đọc tự rút ra những bài học, những thức tỉnh cho riêng mình, những xét lại lối cư xử với con em mình, để giúp bản thân và lứa con em tránh được lỗi lầm. Trên hết, Trường Kỳ giành một tấm lòng trìu mến cho thế hệ trẻ. Phía sau trang viết là một khẩu hiệu quen thuộc trước 75: "ngày nay vun trồng, ngày sau cậy trông". Ông viết: "Xưa Chúa Gésu đã phán rằng: "Hãy thương yêu trẻ con vì nước thiên đàng là của chúng". Dù sao chăng nữa đối với quý cô quý cậu choai choai anh cũng triều mến và thương yêu ra rít để sau này còn dựa hơi các cô các cậu mà lên thiên đàng chứ: Nhớ cho anh quá giang với nhé!".
Theo Wikipedia:
Trường Kỳ (1946 - 2009) là một nhạc sĩ Việt Nam, là một trong những người tiên phong khai sinh phong trào nhạc trẻ Sài Gòn trước năm 1975 và là nhà biên khảo về tân nhạc Việt Nam. Cùng với Tùng Giang, Nam Lộc, ông được mệnh danh là vua nhạc trẻ từ những thập niên 60 và 70 tại miền Nam Việt Nam. Ông cũng là người viết tiểu thuyết, tiểu thuyết "Tuổi choai choai" của ông đã được dựng thành phim "Vết chân hoang". Những năm cuối đời, ông cộng tác với Đài VOA trong chương trình "Nghệ sĩ và đời sống", chương trình phát thanh hàng tuần vào khuya thứ bảy về âm nhạc Việt và đời sống nghệ sĩ.
(Giờ đây ta có thể đính chính cho Wikipedia, tên chính xác tác phẩm của Trường Kỳ là "Sài gòn choai choai" và dường như gọi đó là tiểu thuyết thì chưa đúng lắm, đó phần nhiều là phóng sự)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét